Ngất khi thay đổi tư thế

Bệnh ngất thường xuyên khi thay đổi tư thế, thí dụ choáng váng hoặc xỉu khi đứng dậy, có nhiều nguyên nhân trong đó có
rối loạn tiền đình, rối loạn hệ thần kinh phế vị (xem thí dụ trên youtube)Một cách phân biệt giữa 2 nguyên nhân trên là sau khi đứng, nhắm mắt lại, mà bị choáng váng mặt mày thì đó là rối loạn tiền đình. Thường rối loạn tiền đinh không đưa đến ngất. Trong bài này chúng tôi chỉ bàn đến rối loạn hệ thần kinh phế vị, bao gồm luôn giảm huyết áp khi thay đổi tư thế.

Nguyên nhân đưa đến ngất được diễn giải dưới đây khi bệnh nhân đứng lên từ tư thế nằm:

VV syncope

Khi thay đổi vị trí máu sẽ dồn xuống chân. Do đó huyết áp sẽ giảm và hệ thần kinh giao cảm sẽ tăng mức hoạt động, tăng nhịp và tăng độ co tim, hầu tăng công suất tim. Vì huyết áp tăng, các thụ thể cơ (mechanỏeceptor) thất và các áp thụ quan (baoreceptor) sẽ phát tín hiệu báo cáo hệ thần kinh tự động huyết áp đã tăng. Đến đây các hoạt động chuẩn.

Trong các bệnh nhân có rối loạn hệ thần kinh phế vị, sau khi nhận các tín hiệu từ các thụ thể cớ và áp thụ quan thì hệ thần kinh giao cảm sẽ giảm hoạt động, đưa đến nhịp tim giảm và huyết áp hạ xuống thấp. Điều này sẽ đưa đến bệnh nhân bị ngất. Sau khi ngất, vì nằm xuống nên máu luân chuyển dễ dàng và bệnh nhân sẽ tỉnh lại.

Triệu chứng này được chẩn đoán với thử nghiệm bàn nghiêng (tilt table testBN trên tilt table). Thử nghiệm này có thể kéo dài 1 giờ và bệnh nhân được theo dõi huyết áp và điện tâm đồ. Để giúp có kết quả sớm, bác sĩ có thể dùng thuốc để hạ huyết áp.

Triệu chứng này thường được điều trị bằng huấn luyện tư thế để tránh ngất, và nếu cần, thuốc chẹn beta pindolol. Nếu huấn luyện và thuốc không điều trị thành công, thì máy tạo nhịp đuọc dùng.

Điều trị với máy tạo nhịp

Với máy tạo nhịp được lập trình với hysteresis nhịp để can thiệp khi nhịp tim giảm xuống mức thấp, thí dụ 50 n/p (thấp hơn mức thấp nhất của BN), với một mức tạo nhịp tương đối cao, thí dụ 80 n/p, máy sẽ can thiệp khi bệnh nhân bị nhịp tim chậm trong hình trên (giai đoạn số 7), và có thể tránh bệnh nhân bị ngất mà chỉ mới choáng váng mặt mày. Có thể tránh ngất nhưng hơi trễ nên có thể không tránh ngã xuống.

Điều trị với máy tạo có nhịp thích ứng CLS

Với các máy tạo nhịp Biotronik với nhịp thích ứng CLS, thí dụ máy Cylos, Cylos 990Evia, nhờ phát hiện độ co tim tăng ở giai đoạn 3 trong hình trên, máy sẽ can thiệp sớm bằng cách tăng nhịp tim. Sau khi nhịp tim đã tăng, nhờ máy giảm nhịp tim xuống chậm nên nhịp tim sẽ tiếp tục cao do máy tạo nhịp, khi hệ thần kinh qua các giai đoạn sau, nên BN sẽ không cảm giác choáng váng hay bị ngất. 

VV Test
Thử nghiệm bàn nghiêng 3 tuần sau khi cấy máy Cylos. BN vẫn còn dùng thuốc pindolol. Lưu ý tạo nhịp 100% (màu đỏ) trong thời gian thử nghiệm.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, hệ thần kinh sẽ học từ máy nên sau một thời gian sẽ tự biết tăng nhịp không cần máy can thiệp. Hình dưới là 1 năm sau khi cấy máy và bệnh nhân không còn dùng thuốc pindolol.

VV test 2

Bây giơ hệ thần kinh đã tự động tăng nhịp tim, không cần máy can thiệp nhiều. Như vậy đến thời kỳ thay máy, nên thử lại bàn nghiêng với máy tạo nhịp OFF xem có còn bị ngất và có cần máy nữa không. Nếu không bị ngất thì sẽ không cần thay máy.

Điều trị với nhịp thích ứng CLS chỉ đạt được từ các máy cao cấp Biotronik, như máy Cylos/ Cylos 990/ Evia. Các máy tạo nhịp khác chỉ tránh được ngất nhưng bệnh nhân sẽ choáng váng và quan trọng hơn là lâu ngày sẽ tiếp tục cần máy để tránh ngất!

Nếu bạn chẳng may bị hội chứng ngất do hệ thần kinh phế vị và muốn trở lại cuộc sống bình thường, có thể đi xe máy được, bạn cần chọn cấy máy tạo nhịp Biotronik với CLS. Không có máy tạo nhịp nào khác có thể giúp bạn được!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top